Ung thư vú có liên quan đến gen di truyền

Theo Báo điện tử Vietnamnet 10% các trường hợp ung thư vú được xác định có liên quan đến gen di truyền. Nên khi trong gia đình có người bị ung thư vú, các chị em cần lưu ý và có biện pháp để phòng ngừa.

Di truyền là yếu tố nguy cơ hàng đầu.


Ung thư vú xảy ra khi một số tế bào ở vú phát triển bất thường, phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và tiếp tục tích lũy, tạo thành một khối u. Những tế bào bất thường này có thể xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến các vị trí ở xa bằng cách nhập vào mạch máu hoặc hệ bạch huyết.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 11.000 ca mắc mới và hơn 4.500 trường hợp tử vong vì ung thư vú, chiếm 25% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ giới.

Những người mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 không chắc chắn sẽ mắc ung thư vú nhưng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Nếu cơ thể mang đột biến gen này sẽ tăng 85% nguy cơ mắc ung thư vú và 30-35% mắc ung thư buồng trứng.


Các yếu tố nguy cơ khác.


Di truyền gen đột biến trong gia đình chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, có thể gặp một số yếu tố nguy cơ khác:

Giới tính: nữ giới có nguy cơ ung thư vú cao hơn nam giới.

Tuổi tác: ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú sớm hơn khoảng 10 năm so với các nước trên thế giới.

Cá nhân từng bị ung thư vú: nếu đã bị ung thư vú ở một bên vú thì bên còn lại cũng có nguy cơ mắc ung thư.

Sinh con đầu lòng muộn, vô sinh hoặc không sinh con: những phụ nữ sinh con lần đầu ở tuổi trên 35 hoặc vô sinh, không sinh con hoặc vô sinh có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Vô sinh làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.


Độ tuổi bắt đầu kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn: có kinh nguyệt trước 12 hoặc mãn kinh muộn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.

Liệu pháp hormone sau mãn kinh: phụ nữ dùng thuốc điều trị nội tiết tố kết hợp estrogen và progesterone để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Các yếu tố khác: hút thuốc lá, uống rượu, bia thường xuyên tiếp xúc với bức xạ, béo phì,chế độ ăn uống không khoa học, thiếu vận động… cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.


Phòng ngừa ung thư vú càng sớm càng tốt.


Chưa có biện pháp phòng ngừa ung thư vú tuyệt đối. Tuy nhiên, tập thể dục thể thao đều đặn được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm khoảng 30% nguy cơ mắc bệnh. Có thai và sinh con ở tuổi còn trẻ (dưới 30 tuổi) cũng được khuyến khích. Phụ nữ cũng nên nuôi con bằng sữa mẹ và duy trì các chỉ số cơ thể ở mức độ ổn định để hạn chế yếu tố nguy cơ ung thư vú.

Tuy nhiên, ở những giai đoạn sớm, ung thư vú thường chưa có những triệu chứng rõ rệt. Do vậy, cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư vú từ khi chưa có triệu chứng là tầm soát ung thư vú. Với các xét nghiệm và chẩn đoán như: xét nghiệm máu CA 15-3, siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú, vv… các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ung thư vú một cách chính xác.

Tầm soát ung thư vú không chỉ khuyến cáo cho những người có gen đột biến, người có người thân bị ung thư vú, mà khuyến cáo cho tất cả phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, hoặc ở bất kỳ độ tuổi nào đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú.

Nhằm giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện đang cung cấp các gói khám tầm soát ung thư như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, gói tầm soát ung thư nâng cao, gói tầm soát phát hiện sớm các bệnh: ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày - thực quản…

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của mammuth. Được tạo bởi Blogger.